1
|
Hoàn thiện quy
trình sản xuất chế phẩm sinh học xử lý môi trường ao nuôi thủy sản
tại tỉnh Sóc
Trăng
|
Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ
KH&CN tỉnh Sóc Trăng
|
- Hoàn thiện quy trình sản xuất chế phẩm sinh
học phục vụ nuôi trồng thủy sản, xử lý môi trường nước ao nuôi, giảm dịch
bệnh, giá thành cạnh tranh; sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu kỹ
thuật theo quy định, phục vụ nuôi trồng thủy sản được xã hội chấp nhận.
- Tiếp nhận và hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất 02
dòng chế phẩm sinh học phục vụ xử lý môi trường ao nuôi thủy sản.
- Sản xuất thử nghiệm 1.000 lít cho mỗi dòng sản phẩm
trong đợt 1; 5.000 lít cho mỗi dòng sản phẩm ở đợt 2 và đợt 3, đảm bảo có
chất lượng cao hơn và giá thành sản phẩm thấp hơn sản phẩm tương tự trên thị
trường.
- Thực hiện khảo nghiệm, đánh giá chất lượng, đăng ký
giấy phép lưu hành và thương mại hóa sản phẩm.
- Tổ chức 03 cuộc hội thảo giới thiệu về sản phẩm
của dự án.
|
- Tiếp nhận và hoàn thiện
quy trình sản xuất 2 chế phẩm phù hợp điều kiện của tỉnh Sóc Trăng.
- Phối hợp với Viện Nghiên
cứu nuôi trồng Thủy sản II thực hiện khảo sát hiệu lực và đánh giá hiệu quả của từng
loại chế phẩm.
- Tổ chức 03 cuộc hội thảo
giới thiệu các chế phẩm thuộc dự án trong nuôi trồng thủy sản tại địa bàn Sóc
Trăng.
- Đăng ký giấy phép lưu hành
và thương mại hóa sản phẩm, mở rộng thị trường khi kết thúc dự án.
- Đầu tư trang thiết bị, cải
tạo nhà xưởng đảm bảo đồng bộ phục vụ sản xuất thử nghiệm, hoàn thiện quy
trình sản xuất và mở rộng phát triển sản xuất sau khi kết thúc dự án.
|
2018-2020
|
2
|
Xây dựng mô hình giáo dục tích
hợp STEM (Science -Technology - Engineering -Mathematics) cho học sinh phổ
thông ở tỉnh Sóc Trăng
|
Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn
|
- Giáo dục tích hợp
STEM giúp cho học sinh có kiến thức tổng hợp về các môn học: Khoa học (S), Công
nghệ (T), Kỹ thuật (E) và Toán học (M) cùng với việc hình thành kỹ năng sống
cho học sinh tích hợp trong mô hình giáo dục STEM như tư duy phản biện và
giải quyết các vấn đề; kỹ năng làm việc theo nhóm; khả năng tư duy chiến lược
và định hướng mục tiêu; kỹ năng quản lý thời gian;
- Hình thành 03 điểm mô hình
giáo dục STEM ở học sinh 03 cấp học: Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học
phổ thông trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng;
- Nghiên cứu thực nghiệm để
đánh giá hiệu quả tác động của giáo dục tích hợp STEM đến học sinh;- Tập huấn giáo viên đáp ứng
năng lực giảng dạy tích hợp STEM.
|
- Xây dựng chương trình và mô hình giáo dục tích hợp STEM cho học sinh
tiểu học, THCS, THPT.
- Thiết kế chương trình giáo dục phẩm chất nhà khoa học, kỹ năng tư duy,
kỹ năng học tập tích hợp trong giáo dục STEM.
- Thiết kế hệ thống bài giảng, dự án học tập, hoạt động trải nghiệm tích
hợp STEM cho học sinh tiểu học, THCS, THPT.
- Triển khai giảng dạy tích hợp STEM tại 03 điểm trường tiểu học, THCS,
THPT trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
- Thiết kế nghiên cứu thực nghiệm về hiệu quả của chương trình giáo dục
STEM đối với động lực và hứng thú học tập.
- Xây dựng nội dung và phương pháp tập huấn giảng dạy tích hợp STEM cho
giáo viên tại 03 điểm trường tiểu học, THCS, THPT.
|
2018-2020
|
3
|
Xây dựng mô hình nuôi cá bông lau (Pangasius
krempfi) trong ao đất ở tỉnh Sóc Trăng
|
Trường
Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ
|
- Xây dựng thành công mô hình
nuôi cá bông lau trong ao đất góp phần tăng thu nhập cho các hộ nuôi thủy
sản, phát
triển bền vững nghề nuôi trồng thủy sản ở tỉnh
Sóc Trăng.
- Đa dạng hóa các
đối tượng nuôi cho người dân, góp phần bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy
sản tỉnh Sóc Trăng.
- Xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi cá bông lau
trong ao đất sử dụng nguồn giống nhân tạo, đạt được các chỉ tiêu kỹ thuật
sau:
+ Tỷ lệ sống: ≥ 70%.
+ Kích cỡ cá thu hoạch: 1 - 1,2 kg/con.
+ Năng suất: ≥ 10 tấn/ha.
+ Thời gian nuôi: 10 - 12 tháng.
- Đào tạo 6 kỹ thuật viên về kỹ thuật nuôi cá
bông lau trong ao đất.
- Xây dựng mô hình tiêu thụ cá thương phẩm theo
hình thức liên kết theo chuỗi giá trị ngắn và hiệu quả nhất.
|
- Khảo sát tình hình nuôi cá bông lau ở vùng
Đồng bằng sông Cửu Long.
- Khảo sát chọn địa điểm và chọn hộ tham gia xây
dựng mô hình.
- Xây dựng nuôi cá bông lau trong ao đất sử dụng
nguồn giống nhân tạo với mật độ nuôi khác nhau.
- Đào tạo kỹ thuật viên, tập huấn kỹ thuật nuôi
cá bông lau trong ao đất, hội thảo.
- Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của mô
hình.
|
2018-2019
|
4
|
Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây
dựng mô hình vườn cây ăn trái kết hợp với du lịch sinh thái sông nước miệt
vườn và sinh thái đất ngập nước tại các huyện Cù Lao Dung và Kế Sách, tỉnh
Sóc Trăng (thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật)
|
Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch
Vòng Tròn Việt
|
- Xây dựng các sản
phẩm du lịch sinh thái kết nối các tuyến du lịch trong và ngoài tỉnh.
- Ứng dụng tiến bộ
KH&CN xây dựng 02 mô hình vườn cây ăn trái kết hợp với du lịch sinh thái
sông nước miệt vườn và sinh thái đất ngập nước tại các huyện Cù Lao Dung và
Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng với quy mô 10ha/mô hình.
- Đề xuất các giải
pháp duy trì, phát triển và nhân rộng mô hình.
|
- Đánh giá hiện trạng
và đề xuất điểm, tuyến phát triển các mô hình vườn cây ăn trái kết hợp du
lịch sinh thái sông nước miệt vườn tại các huyện Cù Lao Dung và Kế Sách, tỉnh
Sóc Trăng.
- Đánh giá hiện trạng
và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái đất ngập nước tại huyện Cù Lao
Dung, tỉnh Sóc Trăng.
- Xây dựng mô hình
vườn cây ăn trái kết hợp với du lịch sinh thái sông nước miệt vườn và sinh
thái đất ngập nước tại các huyện Cù Lao Dung và Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.
- Giới thiệu mạng lưới
các mô hình vườn cây ăn trái kết hợp với du lịch sinh thái sông nước miệt
vườn và sinh thái đất ngập nước tại các huyện Cù Lao Dung, huyện Kế Sách nói
riêng và tỉnh Sóc Trăng nói chung.
- Xây dựng báo cáo
đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của mô hình; các giải pháp duy trì, phát
triển và nhân rộng mô hình nhằm phục vụ phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng.
- Tổ chức Hội thảo
khoa học.
- Báo cáo tổng hợp dự
án.
|
2018-2020
|
5
|
Nâng cao năng lực cạnh
tranh của du lịch sinh thái tỉnh Sóc Trăng gắn với đặc thù văn hóa Khmer
|
Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
|
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cạnh
tranh của
Du lịch sinh thái gắn với văn hóa
Khmer tỉnh Sóc Trăng;
- Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Du lịch sinh thái
gắn với văn hóa Khmer tỉnh Sóc Trăng.
|
- Nghiên cứu định tính:
+ Hệ thống cơ sở lý thuyết và các khái niệm liên quan đến
Du lịch sinh thái. Tìm hiểu những nét độc đáo của văn hóa Khmer bao gồm: văn
hóa lễ hội và ẩm thực có thể khai thác trong phát triển Du lịch sinh thái
tỉnh Sóc Trăng.
+ Hệ thống cơ sở lý thuyết, tổng lược các nghiên cứu có
liên quan đến vấn đề nghiên cứu kết hợp với văn hóa lễ hội và ẩm thực của
đồng bào Khmer nhằm đề xuất mô hình nghiên cứu, hoàn thiện mô hình nghiên cứu
sơ bộ; điều chỉnh, bổ sung thang đo và các biến quan sát làm cơ sở xây dựng
bảng khảo sát cho nghiên cứu định lượng tiếp theo.
+ Thu thập và xử lý các dữ
liệu thứ cấp, phân tích thực trạng; xây dựng căn cứ đề xuất giải pháp cụ thể
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Du lịch sinh thái gắn với văn hóa lễ hội và ẩm thực của đồng bào
Khmer tỉnh Sóc Trăng.
- Nghiên cứu định lượng, bao
gồm 2 giai đoạn:
+ Định lượng sơ bộ: Nhằm
kiểm tra độ tin cậy của thang đo, gạn lọc biến quan sát, hoàn thiện thang đo
và mô hình nghiên cứu chính thức.
+ Định lượng chính thức: Nhằm kiểm định sự phù hợp của thang đo, mô hình
nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu.
- Hội thảo nhằm thảo luận
kết quả nghiên cứu.
- Viết Báo cáo tổng hợp và Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài.
|
|
6
|
Sản xuất thử nghiệm
tinh dầu sả chanh tại Hợp tác xã Nông nghiệp An Phú Hưng, huyện Cù Lao Dung,
tỉnh Sóc Trăng
|
Trung tâm Khuyến công
và Tư vấn Phát triển Công nghiệp tỉnh Sóc Trăng
|
- Xác định nhiệt độ và thời gian tối ưu để chưng cất
tinh dầu sả chanh trực tiếp bằng hơi nước đối với quy mô sản xuất 100 kg
nguyên liệu/mẻ, dự kiến thử nghiệm 12 mẻ (12 lần), thể tích tinh dầu thu được
khoảng 4,8 lít.
- Xây dựng quy trình sản xuất tinh dầu sả chanh theo
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11425:2016 (ISO 3217:2016) và có hiệu quả kinh tế.
- Công bố tiêu
chuẩn cơ sở và được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Chuyển giao công nghệ cho Hợp
tác xã Nông nghiệp An Phú Hưng và nhân rộng tại địa phương.
|
- Xác định nhiệt độ và thời gian tối ưu để chưng cất
tinh dầu sả chanh trực tiếp bằng hơi nước đối với quy mô sản xuất 100 kg nguyên
liệu/mẻ.
- Xây dựng quy trình sản xuất tinh dầu theo tiêu chuẩn
quốc gia TCVN 11425:2016 (ISO 3217:2016) và có hiệu quả kinh tế.
- Xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở; đăng ký Giấy
chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn
thực phẩm.
- Tổ chức 01 cuộc Hội thảo đánh giá chuyển giao kỹ
thuật và nhân rộng mô hình.
|
|